11:45 ngày 30 tháng 4 năm 1975, đài tiếng nói Việt Nam phát đi bản tin thời sự đặc biệt thông báo chiến dịch Hồ Chí Minh Toàn Thắng. Gần trọn nửa thế kỷ đi qua, ngày 30 tháng 4 năm 1975 chính là cột mốc chói lại trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam và là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo và là sức mạnh vô địch của toàn thể dân tộc Việt Nam.
49 năm qua, tinh thần này tiếp tục bừng sáng từ một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, người Việt Nam lại một lần nữa rũ bùn đứng dậy sáng lòa cùng nhau xây dựng đất nước hùng cường từ thiếu ăn trở thành cường quốc xuất khẩu gạo.
Trước năm 1986, Việt Nam phải nhập khẩu gạo. Đến năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu. Tới nay, gạo Việt Nam có mặt ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kết thúc năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục về sản lượng, năng suất, giá trị kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ 780 triệu đô la Mỹ, tăng gần 40% so với năm 2002. Việt Nam nay là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Sang năm nay, thế giới biến động, kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp khó khăn. Tuy nhiên, ngay trong quý một, xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp của nước ta vẫn đạt giá trị cao. Kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 1 đạt 362 triệu đô la Mỹ, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Năm qua, Việt Nam có sáu mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ đô la Mỹ là rau quả, gạo, hạt điều, cà phê, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng thu về khoảng 2 tỷ 300 triệu đô la Mỹ, trở thành trái cây tỷ đô mới của Việt Nam.
Năm nay, dự báo nông sản Việt Nam tiếp tục mở đường ra biển lớn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng tốc trong xuất khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54 đến 55 tỷ đô la Mỹ.