SÂU ĐỤC THÂN BƯỚM HAI CHẤM HẠI LÚA

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÂU ĐỤC THÂN BƯỚM HAI CHẤM HẠI LÚA

Tên thường gọi Sâu đục thân bướm 2 chấm, bướm 2 chấm, sâu đục thân màu vàng, sâu đục thân
Tên khoa học Scirpophaga incertulas
Cây trồng bị gây hại Lúa, khoai tây, ngô, cây thân thảo,..

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC THÂN BƯỚM HAI CHẤM HẠI LÚA

  • Bướm cái: Thân và cánh màu vàng nhạt, chấm đen to giữa cánh. Chùm lông màu vàng nhạt trên ổ trứng ở cuối bụng. Sống từ 5 đến 7 ngày.
  • Bướm đực: Đầu ngực cùng với cánh trước có màu vàng nhạt. Cánh trước giống như hình tam giác, có chấm đen ở giữa, ngoài cánh có gần 8 chấm nhỏ. Sống được từ 4 đến 5 ngày.
  • Trứng: Có màu trắng và kích thước nhỏ. Ủ trứng khoảng 5 đến 8 ngày.
  • Sâu non: Có đầu màu nâu lợt, thân có màu trắng sữa, phát triển từ 25 đến 35 ngày.
  • Nhộng: Có màu nâu nhạt, nhộng kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC THÂN BƯỚM HAI CHẤM HẠI LÚA

  • Sâu sống ở nơi cuốn lại thành ống và sinh sống ở đó. Trong quá trình di chuyển, chúng cũng mang theo mình đoạn ống đó.
  • Khi lúa mạ đến đẻ nhánh: Sâu chui vào bên trong thân lúa khi ăn vào mặt trong của lá. Có lớp tơ bịt kín miệng vết đục trên thân cây. Ngọn lúa dần héo khô và chết đọt.
  • Lúa sắp trổ: Lá bao đòng bị sâu đục, chúng chui vào thân lúa và di chuyển dần xuống dưới. Mạch dẫn của cây bị tàn phá, cắt đứt làm cho cây không còn chất dinh dưỡng nuôi bông. Nguy cơ lúa bị lem lém hạt.

TÁC HẠI

  • Sâu bướm hai chấm thường tấn công phần thân, lá, và cả bông của cây lúa. Khi chúng ăn lá cây, có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và giảm khả năng quang hợp của cây. 
  • Sâu tàn phá có thể khiến cây lúa khô ngọn và chết.
  • Là nguyên nhân dẫn đến bệnh lép trắng ở lúa.
  • Vết thương do sâu cắn phá là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh gây hại trên lúa.
  • Để lại hậu quả nặng nề về mặt kinh tế cho người dân trồng lúa.

BIỆN PHÁP

Biện pháp phòng trừ

  • Thực hiện việc giám sát thường xuyên để theo dõi sự phát triển của sâu bướm hai chấm và ước tính mức độ hại lúa. 
  • Tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài quản lý tự nhiên như loài bọ cánh cứng và các loài bướm khác ưa thích ăn sâu bướm hai chấm. 

Biện pháp điều trị

  • Biện pháp sinh học: Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Chlorpyrifos, Chlorantraniliprole, Thiamethoxam,…để loại bỏ sâu đục thân hai chấm trên đồng ruộng.
  • Biện pháp hóa học: Dùng sản phẩm có vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis), nấm xanh, nấm trắng có khả năng loại bỏ sâu đục thân hai chấm gây hại trên cây.

GAP – AN TOÀN NÔNG NGHIỆP
ĐỊA CHỈ: A80, KDC ỨNG THÀNH, ĐƯỜNG BA TƠ, P.7, Q.8, TP. HỒ CHÍ MINH
Chi nhánh tại Đồng Tháp: 799 Tỉnh Lộ Võ Văn Kiệt, Tân Thuận B, Tân Phú,Thanh Bình, Đồng Tháp
Website: www.bvtvgap.com
Hotline: 0878 03 03 23 – 0822 03 03 23

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *