Sâu ba ba là một loại côn trùng gây hại cho rau muống, làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Do đó, IDA Global muốn chia sẻ về đặc điểm, biểu hiện gây hại, tác hại và biện pháp phòng trừ của sâu ba ba qua bài biết sau.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ SÂU BA BA HẠI RAU MUỐNG
Tên thông thường | Sâu ba ba, bọ rùa kim tuyến, bọ rùa xanh. |
Tên khoa học | Taiwania circumdata |
Các loài cây trồng bị hại | Rau muống, khoai lang,… |
ĐẶC ĐIỂM CỦA SÂU BA BA
- Ấu trùng và nhộng: hình dạng bầu dục và dẹp, màu xanh lục. Xung quanh bụng có các gai màu trắng.
- Sâu trưởng thành: Có hình dạng bầu dục, giống như con rùa hay ba ba. Chiều dài khoảng 4 đến 5mm. Lưng của sâu lồi lõm, cánh có màu ánh kim với 3 dãy sọc đen. Chúng sinh đẻ quanh năm nhưng gây hại nhiều nhất vào mùa mưa.
BIỂU HIỆN GÂY HẠI CỦA SÂU BA BA TRÊN RAU MUỐNG
- Sâu ba ba tấn công phần diệp lục của lá rau muống, ăn mất phần lá, chỉ để lại một lớp màng mỏng.
- Khi ấu trùng trưởng thành, chúng cắn thủng lá rau muống, để lại những lỗ tròn không đều. Chúng ăn vào phần thịt lá, chỉ chừa lại gân.
- Sâu ba ba làm cây rau muống bị nát lá, rung và trơ trọi lá. Nếu mật độ sâu cao, chúng có thể làm cây bị cắn đứt và nát toàn thân.
TÁC HẠI
- Sâu ba ba làm giảm khả năng quang hợp của cây rau muống, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Sâu ba ba làm giảm chất lượng của rau muống, làm mất giá trị thương mại của sản phẩm.
- Sâu ba ba có thể làm giảm năng suất của rau muống đến 50%.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BA BA HẠI RAU MUỐNG
Biện pháp phòng
- Luân canh rau muống với các loại cây trồng khác để giảm nguy cơ bùng phát của sâu.
- Thường xuyên kiểm tra vườn rau để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu và xử lý kịp thời.
Biện pháp trừ
Dùng các loại thuốc hóa học có tác dụng tiêu diệt sâu ba ba như Dìaenthiuron, Fipronil,… theo liều lượng và thời gian quy định.
GAP – AN TOÀN NÔNG NGHIỆP
ĐỊA CHỈ: A80, KDC ỨNG THÀNH, ĐƯỜNG BA TƠ, P.7, Q.8, TP. HỒ CHÍ MINH
Chi nhánh tại Đồng Tháp: 799 Tỉnh Lộ Võ Văn Kiệt, Tân Thuận B, Tân Phú,Thanh Bình, Đồng Tháp
Website: www.bvtvgap.com
Hotline: 0878 03 03 23 – 0822 03 03 23