Nấm bệnh đạo ôn, giống như mọi sinh vật khác, luôn tìm cách tồn tại. Khi bị tấn công bởi thuốc trừ nấm, nấm đạo ôn sẽ tìm cách thích nghi để tồn tại và tiếp tục phát triển. Sự thích nghi này dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, khiến thuốc trừ nấm mất hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh.
Có 04 cơ chế kháng thuốc chính ở nấm đạo ôn:
- Nấm bệnh thay đổi cấu trúc thụ thể mà thuốc tác động.
- Nấm bệnh hóa giải thuốc trừ nấm bằng cơ chế biến dưỡng
- Nấm bệnh thải loại thuốc ra khỏi tế bào trước khi gây độc cho nấm.
- Nấm bệnh làm giảm sự hấp thụ thuốc.
Để hạn chế sự kháng thuốc ở nấm đạo ôn, có thể áp dụng 06 biện pháp sau:
- PHỐI TRỘN THUỐC: Sử dụng hỗn hợp các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau để tấn công nấm trên nhiều vị trí.
- LUÂN PHIÊN THUỐC: Thay đổi hoạt chất thuốc trừ nấm thường xuyên để ngăn nấm phát triển khả năng kháng thuốc với một loại thuốc cụ thể.
- PHUN ĐỦ LƯỢNG: Sử dụng đúng liều lượng và nồng độ thuốc được khuyến cáo để tiêu diệt hoàn toàn nấm, ngăn chặn sự xuất hiện của các cá thể kháng thuốc.
- PHUN ĐÚNG THỜI ĐIỂM: Phun thuốc vào thời điểm nấm mẫn cảm nhất, chẳng hạn như giai đoạn bào tử nảy mầm, để đạt hiệu quả diệt nấm cao nhất.
- GIỮ KHOẢNG CÁCH GIỮA 02 LẦN PHUN: Phun thuốc theo đúng khuyến cáo để duy trì áp lực thuốc liên tục lên nấm, ngăn chặn sự phát triển của các cá thể kháng thuốc.
- HẠN CHẾ SỐ LẦN PHUN: Giảm thiểu số lần phun thuốc trừ nấm bằng cách áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp khác.
—
Cần hỗ trợ về kĩ thuật canh tác, vui lòng liên: 0878 03 03 23 – 0822 03 03 23
Đội ngũ kĩ sư công ty luôn trong tâm thế sẵn sàng hỗ trợ.