Tuần này, dự báo thời tiết mưa rào và dông tiếp tục diễn biến phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại trên lúa phát triển mạnh.
Hãy cùng điểm mặt 3 “kẻ thù“ nguy hiểm nhất và cách phòng trừ hiệu quả:
1️⃣ SÂU ĐỤC THÂN:
– Gây hại: Từ giai đoạn mạ đến chín, ấu trùng đục vào thân cây lúa, gây héo, chết cây con hoặc gãy gập.
– Phòng trừ:
-
Vệ sinh đồng ruộng: Cày bừa kỹ, ngâm nước diệt nhộng.
-
Bẫy đèn: Dùng bẫy đèn để thu hút và tiêu diệt sâu trưởng thành.
-
Diệt ổ trứng: Thường xuyên kiểm tra và tiêu hủy ổ trứng.
-
Sử dụng thuốc trừ sâu: Nên sử dụng thuốc trước khi lúa trổ.
2️⃣ BỆNH ĐẠO ÔN:
– Nguy cơ RẤT CAO trong điều kiện: Nắng nóng xen kẽ mưa nhiều, độ ẩm cao.
– Triệu chứng:
-
Trên lá: Vết bệnh nhỏ màu xám, chuyển nâu, lan rộng hình thoi, hai đầu nhọn, giữa màu xám trắng. Lá bị cháy khi bệnh nặng.
-
Trên cổ bông, cổ gié: Tắc nghẽn vận chuyển dinh dưỡng, hạt lép lửng, giảm năng suất.
– Phòng trừ:
-
Bón phân cân đối: Không bón thừa đạm, bổ sung Canxi và Silic.
-
Duy trì độ ẩm: Không để ruộng khô hạn.
-
Khi lúa đã bị bệnh: Không bón đạm, phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng.
-
Phun thuốc: Sử dụng thuốc đặc trị đạo ôn theo hướng dẫn.
-
Phòng bệnh: Ruộng có nguy cơ cao phun phòng 2 lần: Lúa trổ lẹt xẹt và lúa trổ đều.
3️⃣ BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN:
– Mối đe dọa lớn cho các trà lúa giai đoạn lúa đẻ nhánh, đòng, trổ.
– Triệu chứng:
-
Trên lá: Vết bệnh màu vàng nhạt đến trắng, lan rộng từ mép lá.
-
Toàn cây: Lá cháy, lúa lép lửng, héo, lá vàng trắng hoặc vàng sọc xanh, chết khô.
– Phòng trừ:
-
Chọn giống kháng bệnh.
-
Bón vôi cải tạo đất.
-
Cấy mạ đủ tuổi.
-
Bón phân cân đối: Kali cao, nặng đầu nhẹ cuối.
-
Phun thuốc sau mưa lớn.
➡️➡️➡️ Ngoài ra, bà con cũng cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại khác như Ốc bươu vàng, Sâu cuốn lá.
Hãy chia sẻ video/hình ảnh ruộng lúa nhà mình để cùng nhau “bắt bệnh“, trao đổi kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhé!
#bệnh_trên_lúa #phòng_trừ_sâu_bệnh #lúa_mùa_mưa #nông_nghiệp #SENBAY #GAP_SIÊU_DƯỠNG