THÔNG TIN CHUNG BỆNH THAN HẠI MÍA
Tên thường gọi | Bệnh than, đen bột, Bệnh than xoắn đọt |
Tên khoa học | Ustilago scitaminea H. sydow |
Cây trồng bị gây hại | Mía, ớt, bắp,… |
BIỂU HIỆN BỆNH THAN HẠI MÍA
- Khi cây mía nhiễm bệnh, sẽ phát triển thành nhánh mía mọc thành bụi như sả.
- Cây mía nhỏ không phát triển được, thân ngắn và lá hẹp.
- Lá của mía sẽ mọc ra roi cong và chứa bào tử nấm.
- Những cây mía khác nhau thì cây roi chứa bào tử bệnh sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau.
TÁC HẠI BỆNH THAN HẠI MÍA
- Bệnh có khả năng lây lan rất mạnh và nhanh chóng nên cần có biện pháp xử lý kịp thời , đúng kỉ thuật.
- Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và lường sản sinh đường trong mía.
- Khi cây bị nhiễm bị sẽ chậm phát triển thậm trí không lớn và chết cây.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THAN HIỆU QUẢ
Biện pháp phòng
- Không nên lấy giống từ vụ mía trước để làm giống cho vụ sau
- Sau mỗi vụ thu hoạch, nên thu gom toàn bộ tàn dư của cây của cây mía để tiêu hủy.
- Cần tròng mía đúng kỉ thuật để giảm tối đa bệnh hại.
- Cần bón phân đầy đủ cân đối để tăng sức đề kháng với bệnh.
- Trồng luân canh với cây trồng khác khoảng 1-2 năm.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh hại để ngăn chặn kịp thời.
Biện pháp trừ
- Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất: Propiconazole, Tebuconazole,…để loạt bỏ bệnh than gây hại.
- Sử dụng thuốc có thành phần chứa nấm Chaetamium spp., Trichoderma spp. có khả năn kìm hãm sự phát triển và lây lan của bệnh.
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0878 03 03 23
GAP – AN TOÀN NÔNG NGHIỆP
ĐỊA CHỈ: A80, KDC ỨNG THÀNH, ĐƯỜNG BA TƠ, P.7, Q.8, TP. HỒ CHÍ MINH
Chi nhánh tại Đồng Tháp: 799 Tỉnh Lộ Võ Văn Kiệt, Tân Thuận B, Tân Phú,Thanh Bình, Đồng Tháp
Website: www.bvtvgap.com